Blog về ung thư tổng hợp

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Bệnh nhân buồng trứng không nên ăn gì

Ung thư buồng trứng là căn bệnh có mặt trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới. Thông thường ung thư buồng trứng được phát hiện sớm có cơ hội chữa khỏi cao bằng cách phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.

Tuy nhiên việc điều trị cho những giai đoạn sau cũng vô cùng khó khăn và kém hy vọng. Việc chăm sóc bệnh nhân bị ung thư cũng cần phải cẩn thận và chu đáo hơn chăm sóc bệnh khác. Câu hỏi ung thư buồng trứng không nên ăn gì thường xuyên được hỏi?

Chất béo và Cholesterol có nhiều trong xúc xích, thịt xông khói… Do đó, bệnh nhân ung thư buồng trứng không nên ăn các thực phẩm này.
Chất béo và Cholesterol có nhiều trong xúc xích, thịt xông khói…
Đồ chiên, nướng ở nhiệt độ cao, đồ ăn cay nóng
Thực phẩm chiên có hàm lượng Natri nitrit cao hơn – yếu tố tác động tiêu cực cho quá trình điều trị ung thư buồng trứng. Thực phẩm nếu tiếp xúc ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất như Has – hợp chất có khả năng làm cho DNA tổn thương và làm hao tổn sức khỏe của bệnh nhân ung thư buồng trứng. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh ung thư buồng trứng, bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm này, triệu chứng ung thư buồng trứng
Cũng tác động tiêu cực lên sức khỏe của bệnh nhân, thực phẩm cay có thể gây tiêu chảy, ợ nóng, trào ngược axit trong dạ dày, gây kích ứng da và các vùng nhạy cảm khác. Nếu hấp thụ thực phẩm cay thì cơ thể người bệnh ung thư buồng trứng sẽ có nhiều phản ứng tiêu cực, cản trở quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy, trong bữa ăn của bệnh nhân, thực phẩm cay không nên xuất hiện.
Thực phẩm muối, lên men
Khi ăn những thực phẩm muối ngâm, những vi khuẩn, vi rút này sẽ nhanh chóng lây lan trong cơ thể.
Do thực phẩm muối ngâm trong một thời gian dài nên đã bị nhiều vi khuẩn, vi rút tích tụ lại. Khi ăn những thực phẩm muối ngâm, những vi khuẩn, vi rút này sẽ nhanh chóng lây lan trong cơ thể.
Đồ nướng
Đồ nướng từ thịt gia cầm, cá, hải sản là món ăn mà nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, tương tự như thực phẩm chiên xào, trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh ung thư buồng trứng cũng cần tránh ăn. Lý do là bởi khi thực phẩm tiếp xúc ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất như Has – hợp chất có khả năng làm cho DNA tổn thương và làm hao tổn sức khỏe của bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng. Người thân nên chăm sóc cả đời sống tinh thần cho người bệnh. Giúp người bệnh vui vẻ và có niếm tin chiến đấu với bệnh tật.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Ung thư phổi giai đoạn 3 có biểu hiện thế nào

Ung thư phổi giai đoạn 3 thường được tìm kiếm thông tin nhiều nhất vì sao vậy?  Trong khi mắc ung thư phổi giai đoạn 3 đã nhận được tình hình không mấy khả quan từ bác sĩ khám điều trị?

ung thư phổi cũng như nhiều bệnh ung thư khác. Những giai đoạn đầu bệnh có triệu chứng rất mờ nhạt người bệnh không cảm giác đau yếu trong người vẫn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Cho tới khi ho nhiều hơn dai dẳng không khỏi, tức ngực đau, sút cân... đến lúc này họ mới đi khám. Thông thường với những người đến viện khám khi có biểu hiện đều có  kết luận từ giai đoạn 3 trở lên thậm trí là giai đoạn cuối.

Vậy biểu hiện ung thư giai đoạn 3 cụ thể như thế nào?

Biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn 3
Các triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 3 bao gồm:
  • Đau ở ngực, đau khi thở
  • Thở khò khè
  • Thở có tiếng rít
  • Ho dai dẳng, ho ra máu
  • Máu trong nước bọt và chất nhầy
  • Khàn tiếng hoặc giọng nói bị thay đổi
  • Giảm cân đột ngột, ăn mất ngon
  • Đau hoặc khó nuốt
  • Sốt, mệt mỏi, thiếu máu
  • Đau đầu
  • Đau xương
Đau ở ngực, đau khi thở, thở khò khè là dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 3
Dấu hiệu thở khò khè và ho ra máu phổ biến hơn ở những trường hợp khối u nằm gần đường thở lớn của phổi. Dấu hiệu thở nhanh thường gặp ở các khối u nằm sâu trong phổi. Các khối u nằm ở vùng ngoài của phổi gần niêm mạc phổi (màng phổi) có thể gây viêm màng phổi, đau ngực trầm trọng.
Khi ung thư lan rộng, các triệu chứng khác bao gồm đau ở ngực, xương sườn, vai, hoặc lưng, khó nuốt (khó nuốt), khàn giọng, giảm cân, mệt mỏi.
Nhằm hạn chế khả năng tử vong ung thư, đẩy lùi vấn nạn ung thư hãy chủ động khám tầm soát ung thư sớm. Phát hiện sớm bệnh ung thư phổi vẫn có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn.

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Dấu hiệu ung thư đại tràng tái phát

 Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư  có tiên lượng khá tốt. Bệnh có thể hướng tới điều trị khỏi bằng cách phẫu thuật kèm hóa xạ trị. Tuy nhiên khái niệm khỏi bệnh ở đây được định nghĩa là sau 5 năm điều trị bệnh không tái phát.

Ung thư đại tràng nói riêng và ung thư nói chung hoàn có thể tái phát sau khi điều trị mặc dù đã được khám và kết luận hết tế bào ung thư.

Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư đại tràng tái phát:

Nếu ung thư đại tràng phát triển trở lại trong đại tràng, nó có thể gây ra những triệu chứng sau đây:
  • Có máu trong phân
  • Thay đổi trong thói quen ruột:  tiêu chảy hoặc táo bón
  • Giảm cân
  • Đau bụng
  • Cảm giác căng tức trong trực tràng
  • Nôn
  • Đầy hơi trong bụng
Ung thư đại tràng cũng có thể tái phát trong các khu vực khác của cơ thể, phổ biến nhất là gan và phổi. Các triệu chứng ung thư đã trở lại trong gan có thể bao gồm:
chan-an
Khi ung thư lan ra các bộ phận khác, người bệnh cảm thấy chán ăn, giảm cân.
  • khó chịu hoặc đau ở dưới xương sườn bên phải
  • Mất cảm giác ngon miệng và giảm cân
  • Mệt mỏi, hôn mê
  • Vàng da (da và lòng trắng mắt vàng)
  • Chất lỏng tích tụ trong ổ bụng (cổ trướng) hoặc bàn chân
Triệu chứng của bệnh ung thư tái phát trong phổi phổ biến là:
  • Khó thở
  • Ho, hoặc ho ra máu
Đối với ung thư đại tràng tái phát, có một số phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy thuộc vào các phương pháp điều trị trước đó, bác sĩ sẽ có phác đồ thích hợp cho mỗi bệnh nhân.
13
Khi gặp những dấu hiệu nghi ngờ ung thư đại tràng tái phát, người bệnh nên tới ngay bệnh viện để làm một số xét nghiệm kiểm tra.
Hiện nay, đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư hàng đầu Singapore đã hợp tác tại Bệnh viện Thu Cúc, mở ra nhiều hy vọng điều trị mới cho người bệnh ung thư. Chịu trách nhiệm chính về ung thư đại tràng là TS.BS Zee Zing Kiat. Ông là bác sĩ chuyên điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa, và từng có thời gian làm việc tại các nước phát triển Anh, Mỹ, vv…


Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 3

Từ khóa ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu là từ khóa được soach nhiều nhất về mảng ung thư phổi? Vì sao không phải giai đoạn nào khác mà là giai đoạn 3?

Thông thường người dân Việt Nam thường có thói quen có bệnh mới đi khám, có bệnh mới đến viện. Chính vì thế nên khi thấy đau khi thấy dấu hiệu bệnh không chịu được đi khám lúc này ai bị kết luận ung thư phổi thường nằm giai đoạn 3

Đến lúc này người thân và người bệnh vô cùng hoang mang, sao trước giờ khỏe như vậy có thấy đau yếu gì trong người đâu? vậy mà mới hơi đau đi khám đã ở giai đoạn gần cuối rồi? Đơn giản vì ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung phát triển rất âm thầm, khi thấy biểu hiện ung thư phổi đi khám đã ở giai đoạn 3 hoặc muộn hơn.

Dưới đây là một số triệu chứng ung thư phổi:

Giai đoạn 3 ung thư phổi được chia làm 2 giai đoạn nhỏ: 3A và 3B. Giai đoạn 3A được gọi là giai đoạn xâm lấn tại chỗ, có nghĩa là khối u không lan rộng đến các vùng xa của cơ thể nhưng đã lây lan đến các hạch bạch huyết trên cùng một bên của cơ thể; Trong khi đó, giai đoạn 3B được coi là ung thư phổi tiến triển.
Ở giai đoạn này, ung thư phổi đã gây ra những triệu chứng rõ ràng và phổ biến như ho dai dẳng, khó thở, và nhiễm trùng liên tục như viêm phổi hoặc viêm phế quản, dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sớm
Man suffering from backache
Ung thư phổi giai đoạn 3 có thể gây ra những triệu chứng như đau lưng, vai, xương sườn và ngực.
Ung thư phổi giai đoạn 3 đã lây lan sang các khu vực như thành ngực và cơ hoành, có thể gây ra đau ngực, xương sườn, vai, và đau lưng. Khối u nằm gần đường hô hấp có thể gây ho ra máu và thở khò khè. Khi khối u lan đến các khu vực như thực quản và các cấu trúc khác ngực, tình trạng khó nuốt và khản giọng có thể xảy ra. Nếu người bệnh bị tràn dịch màng phổi, có thể thấy các triệu chứng như đau ở lưng, ngực và xương sườn, điều này làm tăng sự khó thở. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và giảm cân không rõ lý do.

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Điều trị ung thư phổi như thế nào

 Thường những bệnh nhân ung thư phổi ở nước ta đa số đến viện khám khi triệu chứng ung thư phổi đã bộc lộ. Lúc này đi khám thường sẽ được kết luận ung thư phổi giai đoạn 3 trở lên việc điều trị vô cung khó khăn cơ hội chữa khỏi bệnh không còn.

Vậy điều trị ung thư phổi như thế nào? Làm thế nào để hạn chế nguy cơ tử vong vì ung thư phổi:

Điều trị ung thư phổi thế nào phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, loại bệnh, giai đoạn bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Phẫu thuật: phương pháp này áp dụng với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu. Khi ung thư phổi (đặc biệt là ung thư phổi không tế bào nhỏ) được chẩn đoán sớm, trước khi nó đã lan ra ngoài phổi, phẫu thuật thường có thể chữa bệnh. Phẫu thuật có thể bao gồm: cắt bỏ phân đoạn, ct thuỳ, cắt bỏ toàn bộ 1 phổi.
Xạ trị: xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tếbào ung thư. Nó thường được kết hợp với hóa trị liệu. Tác dụng phụ có thể bao gồm mẩn đỏ và kích ứng da và mệt mỏi.
dieu-tri-ung-thu-phoi
Xạ trị điều trị ung thư phổi.
Hóa trị: hóa trị sử dụng thuc chng ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia. Hóa trị thường được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc đi vào cơ thể qua đường uống.
Điều trị nhắm mục tiêu: phương pháp này sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các loại thuốc qua đường máu và ảnh hưởng đến các tế bào ung thư khắp cơ thể. Một số người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ đã lan rộng có thể được điều trị trúng đích.
dieu-tri-ung-thu-phoi
Sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Chiếu xạ sọ dự phòng (PCI): PCI sử dụng bức xạ để diệt tế bào ung thư có thể đã lây lan đến não nhưng không thể hiện trên hình ảnh. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ.
Theo các chuyên gia y tế chuyên lĩnh vực ung thư khuyến cáo: bệnh Ung thư phổi nói riêng  và ung thư nói chung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì thế việc chủ động đi khám tầm soát phát hiện sớm ung thư là việc làm nên được quan tâm đúng mức.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Chữa ung thư phổi bằng lá đu đủ

Ung thư phổi hiện đang là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở nam giới. Có thể nói ung thư phổi phổ biến cả ở nông thôn và thành thị. Đi tới đâu cũng dễ gặp người này mắc ung thư người kia tử vong vì ung thư.

Ung  thư phổi  thường khi người bệnh đến khám vì thấy những dấu hiệu ung thư phổi lúc đó thường đã ở giai đoạn 3 cơ hội chữa khỏi không có. Mục tiêu điều trị giai đoạn này nhằm mục đích kiểm soát bệnh, giảm các triệu chứng, kéo dài sự sống.

Ngoài việc điều trị tây y thì trong dân gian hiện nay cũng đang lưu truyền chữa ung thư phổi bằng lá đu đủ? Vậy thực tế việc này hiệu quả như thế nào? Các cơ quan y tế đã có công bố gì chưa?


Về thông tin cách chữa ung thư phổi bằng lá đu đủ, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được hiệu quả của phương thuốc đó. Thực tế, thông tin này xuất phát từ một tờ báo của Úc từ 39 năm trước.
Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng ung thư phổi
Có một nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra lá đu đủ có chứa chất có thể trung hòa độc tố, chống sự phát triển của khối u nhưng thực tế cũng chưa khẳng định được điều gì. Ở Việt Nam, phương pháp chữa ung thư phổi cũng được thử nghiệm tại một bệnh viện phổi nhưng không có kết quả.
Như vậy Có thể kêt luận rằng: Có bệnh thì vái tứ phương nhưng ngoài việc áp dụng điều trị dân gian nhất định người bệnh phải được tư vấn điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa bệnh viện ung bướu.
Nhiều người mắc sai lầm khi phát hiện bệnh ung thư từ trối điều trị ở nhà tự uống thuốc nam . Chính vì sai lầm này mà nhiều người bỏ lỡ cơ hội sống của mình.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

8 Dấu hiệu ung thư phổi thường bị bỏ qua

Bệnh ung thư phổi, đang là một  căn bệnh gây ra chết người với tỉ lệ rất cao. Khi bị chẩn đoán ung thư bản thân người nhà và bệnh nhân vô cùng hoang mang lo lắng.

Rất nhiều người bệnh mang nỗi tiếc nối bởi lẽ có thể họ đã thấy những dấu hiệu ung thư phổi có thể rõ ràng có thể là mờ nhạt cách đó cả năm trời hoặc hơn nữa nhưng vẫn chủ quan không đi khám. Tới khi Có những cơn đau tới khi không chịu được họ mới đi khám. Lúc này bệnh đã ở giai đoạn một cơ hội chữa khỏi không có. Cuộc sống và tương lai đang khép lại trước mắt không xa.

Ngoài việc chủ động tầm soát ung thư thì những dấu hiệu dưới đây sẽ phần nào giúp phát hiện sớm bệnh.


  • Mệt mỏi.
  • Ho lâu ngày
  • Khó thở.
  • Đau ngực, nếu một khối u lây lan đến lớp niêm mạc trong những phần phổi hoặc cơ quan khác gần phổi.
  • Chán ăn dù là các món yêu thích
  • Ho có đờm hoặc chất nhầy trong cổ họng
  • Ho ra máu
  • Giảm cân không có kiểm soát
  • Khản tiếng rát họng hoặc mất tiếng.
Nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên có thể đến các cơ sở y tế uy tín để tầm soát ung thư sớm. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ tăng khả năng sống sót trong quá trình điều trị.
Ở một số người không thấy xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng nhận biết . Bệnh ung thư phổi chỉ có thể được nhìn thấy qua việc tầm soát. Trong hầu hết những người được phát hiện bệnh, tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Các khối u phát triển bắt đầu di căn sang một số bộ phận gần phổi. Một khối u phổi cũng có thể tạo ra các chất lỏng tích tụ xung quanh. Điều này làm việc hô hấp trở nên khó khăn.
Theo các chuyên gia ung bướu: Ung thư phổi không phải là án tử hình nếu như được phát hiện sớm điều trị kịp thời đúng phương pháp.

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Hỏi- tư vấn về cách phòng bệnh ung thư đại tràng

Bệnh ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư thường gặp ở lứa tuổi từ 40 trở lên. Vì vậy khi bước vào độ tuổi 40 bạn cần có những hành động để phát hiện ung thư sớm. Việc phòng ngừa cần thực hiện liên tục ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính.

Bạn cần làm gì để phòng bệnh ung thư đại tràng? Hãy cùng thực hiện theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa Khoa quốc Tế Thu cúc:

  • Thường xuyên tầm soát ung thư đại trực tràng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa ung thư đại trực tràng. Tầm soát bằng nội soi đại trực tràng giúp tìm và loại bỏ các polyp trước khi chúng phát triển thành ung thư hoặc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, việc này nên tiến hành đều đặn định kỳ khi bạn bước vào tuổi 40.
Thường xuyên tầm soát ung thư đại trực tràng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá: hút thuốc là làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư đại trực tràng. Bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh. Hạn chế rượu bia cũng giúp bạn tránh xa nhiều loại ung thư khác nhau.
  • Chế độ ăn phù hợp: không ăn quá nhiều thịt mỡ đạm và tăng cường chất xơ như rau cải trái cây, bổ sung các vitamin C, E, A.
  • Tìm hiểu về tiền sử gia đình: đối với những người tiền sử mạnh mẽ đối với ung thư đại trực tràng (có người thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc mắc hội chứng đa polyp tuyến) hoặc polyp, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa sớm hơn.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa sớm hơn nếu bạn có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng.
  • Rèn luyện thể lực đều đặn: tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phòng ngừa nhiều bệnh ung thư: ung thư thực quản, gan, phổi, thận, đại trực tràng….Luyện tập thể dục đều kèm chế độ ăn uống phù hợp giúp duy trì cân nặng phù hợp sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh khác nhau.
  • Hạn chế uống rượu: để có một sức khỏe tốt, không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ ngày. Thường xuyên uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ giới…

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Ho dai dẳng: Dấu hiệu chết người cảnh báo ung thư phổi.

Ho là bệnh mà bất cứ ai cũng một lần mắc phải. Ho vì lạnh, ho do viêm họng , hoa khan... Tuy nhiên nếu ho dai dẳng đã uống nhiều thuốc mà không khỏi. Bạn cần phải  nghĩ ngay tới bệnh nguy hiểm cần đến bệnh viện khám ngay.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, nên đi khám ngay nếu ho trên 3 tuần không khỏi bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh về phổi: lao phổi, viêm phổi, nguy hiểm hơn là ung thư phổi.

Ngoài ho có một số triệu chứng ung thư phổi khác bạn nên biết:

Ho ra máu: Một số bệnh nhân ung thư phổi chỉ có duy nhất triệu chứng này. Lượng máu có thể rất nhỏ, hoặc chỉ là những tia máu lẫn trong đờm, đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh ung thư phổi.
Hụt hơi, khó thở: Triệu chứng này cũng rất dễ bị bỏ qua, bởi nhiều người cho rằng do mình già đi hoặc sức khỏe yếu đi. Bạn nên để ý nếu bỗng dưng có dấu hiệu này mà không phải do mang vác vật nặng, hay đi cầu thang, đây là dấu hiệu chung cho toàn bộ các bệnh ung thư.
Một dấu hiệu khác của ung thư phổi là khó thở, hụt hơi, thở dốc, mặc dù trước đây không như vậy.
Đau ngực: Triệu chứng này là do áp lực của khối u đè vào dây thần kinh. Cũng vì điều này, mà người bệnh có thể cảm thấy đau xương sườn, đau dây chằng. Cơn đau có thể nặng hơn khi hít sâu. Triệu chứng này có thể giống với bệnh viêm màng phổi, nhưng cũng không loại trừ ung thư phổi.
Khàn giọng: Có thể là do ho nhiều, hoặc có thể do khối u đã chèn ép vào dây thanh âm.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: Nếu bạn bị giảm cân trên 5% trọng lượng của cơ thể trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm mà không rõ lý do (chẳng hạn như thực hiện chế độ ăn kiêng, tập thể dục), bạn nên gặp bác sĩ ngay, bởi đây là dấu hiệu của nhiều loại ung thư . Giảm cân không rõ nguyên nhân cũng là một triệu chứng rất điển hình.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản tái diễn nhiều lần cũng là một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi. Tuy nhiên, vì triệu chứng này rất giống cảm lạnh, viêm phế quản, hoặc các bệnh nhiễm trùng khác nên nhiều người bỏ qua, hoặc bị chẩn đoán nhầm.