Blog về ung thư tổng hợp

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Thực phẩm phòng chống ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh khó điều trị và thường phát hiện ra ở giai đoạn muộn. Để phòng bệnh ung thư phổi nên bỏ thuốc lá,  hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm những thức ăn , thực phẩm tốt cho việc phòng bệnh ung thư phổi.

Một số loại thực phẩm dưới đây có tác dụng rất tốt trong việc phòng bệnh ung thư. Những thực phẩm này đã được các nhà nghiên cứu  và thông kê dựa trên những thí nghiệm.

1. Các loại rau họ cải
thuc-pham-phong-chong-ung-thu-phoi1
Các loại rau cải xanh như súp lơ, cải bruxen, đặc biệt là bông cải xanh giúp phòng chống ung thư mạnh chất. Rau họ cải cũng chứa một chất gọi là indole-3-carbinol giúp sửa chữa các thiệt hại của tế bào, giúp phòng chống ung thư. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ăn nhiều bông cải xanh và cải bruxen có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi tới 40%.
2. Cam, đu đủ, đào, ớt chuông đỏ và cà rốt
thuc-pham-phong-chong-ung-thu-phoi4
Những thực phẩm có màu da cam, màu đỏ đều chứa nguồn carotenoid (chất chống oxy hóa sắc tố màu da cam) được gọi là beta-cryptoxanthin phong phú, có tác dụng bảo vệ người hút thuốc. Một nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn giàu các thực phẩm này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư phổi Kết quả từ nghiên cứu sức khỏe Singapore Trung Quốc cho thấy rằng chế độ ăn có nguy cơ ung thư phổi beta-cryptoxanthin thấp hơn khoảng 25 – 37% ở người hút thuốc. Ung thư phổi giai đoạn đầu
3. Thực phẩm từ đậu nành
thuc-pham-phong-chong-ung-thu-phoi
Một số nghiên cứu cho rằng, estrogen trong các thực phẩm từ nguồn đậu nành có thể làm chậm hoặc ngừng phát triển của khối u phổi.

4. Cá hồi, cá trích, cá thu, và các thực phẩm giàu axit béo Omega-3
thuc-pham-phong-chong-ung-thu-phoi3
Một số nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của chất béo từ động vật và khói thuốc lá thúc đẩy ung thư phổi. Thay nguồn chất béo bằng các loại cá giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ gây bệnh.
5. Rau bina, đậu, và các thực phẩm khác giàu Folate
thuc-pham-phong-chong-ung-thu-phoi2

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu

Bệnh ung thư cổ tử cung mặc dù có thể phòng chánh được cũng có thể phát hiện sớm bệnh qua các xét nghiệm  nhưng số người phát hiện ung thư cổ tử cung khi đã ở giai đoạn muộn vẫn còn rất cao.

Vì điều kiện kinh tế còn khó khăn hoặc vì chủ quan chưa đầu tư đúng mức để phát hiện sớm bệnh nên không may bị bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn điều trị tốn kém nhưng tính mạng lại khó có thể giữ được.


Khi ung thư bước vào giai đoạn cuối mục đích điều trị để kiểm soát ung thư, giảm nhẹ đau đớn cũng như kéo dài sự sống của bệnh nhân.

Mặc dù giai đoạn cuối không thể điều trị khỏi nhưng việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa ung bướu điều trị rất cần thiết . Nếu đáp ứng điều trị tốt bệnh nhân có thể sống tới 5 năm cũng như trải qua quãng đời cuối cùng một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu là phụ nữ hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình, cũng như tuyên truyền tới người thân , tới cộng đồng việc cần thiết của việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung vacxin HPV và chủ động xét nghiệm sớm ung thư cổ tử cung .



Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn đầu

Bệnh ung thư thực quản  là bệnh ung thư khó chữa.  Tỉ lệ người mắc bệnh đang ngày một tăng dần. Đa số người bị bệnh khi được khám phát hiện bệnh  đã ở giai đoạn muộn, cơ hội chữa khỏi bệnh không có. 

Dựa vào triệu chứng ung thư thực quản để phát hiện sớm bệnh là cách làm sai lầm bởi với giai đoạn đầu ung thư thực quản hầu như không có triệu chứng. Người bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh và không có biểu hiện khác biệt rõ nét.

Có một số triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn sớm có thể xuất hiện:

  • Khó nuốt: là triệu chứng có thể xuất hiện ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Ban đầu chứng khó nuốt khá mơ hồ, có cảm giác như bị vướng thức ăn ở họng và chỉ xảy ra khi ăn thức ăn cứng, đặc. Tuy nhiên, khi khối u phát triển lớn, lan rộng ra bên ngoài thành thực quản thì ngay cả khi ăn thức ăn lỏng bệnh nhân cũng có cảm giác này.
Khó nuốt, đau rát vùng họng là những biểu hiện điển hình của bệnh
  • Đau rát họng kéo dài: khối u phát triển tại thực quản sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào thực quản, biến đổi gen và ảnh hưởng đến chức năng của thực quản. Chính vì vậy, dịch vị từ dạ dày – thực quản dễ bị trào ngược dẫn đến tình trạng đau rát họng và ho kéo dài.
  • Tiết nước bọt nhiều: đây là một trong những biểu hiện đi kèm với chứng khó nuốt của ung thư thực quản. Tình trạng khó nuốt làm cổ họng thường xuyên bị khô dẫn đến tình trạng tiết nước bọt nhiều dấu hiệu ung thư tuyến giáp.
  • Buồn nôn, ho sau bữa ăn: chức năng của thực quản bị ảnh hưởng cũng tác động không nhỏ đến cơ chế hoạt động của các cơ quan tiêu hóa khác, đặc biệt là dạ dày. Thức ăn được đẩy từ họng qua thực quản xuống dạ dày để tiêu hóa nhưng lại gặp “trục trặc” ở cơ quan trung gian này khiến bệnh nhân dễ có cảm giác buồn nôn, tức ngực và ho do áp lực của thức ăn tác động lên thành thực quản đang bị tổn thương.
  • Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân: đây là những triệu chứng điển hình của bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa.
Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu  việc người nằm trong diện nguy cơ mắc bệnh nên chủ động đi khám tầm soát ung thư sớm ngay khi cơ thể không có triệu chứng bệnh.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Ung thư phổi giai đoạn đầu sống được bao lâu

Bệnh ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư có tiên lượng điều trị kém.Bệnh ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị chủ yếu mang mục đích kéo dài sự sống.

Tuy nhiên ung thư phổi nếu may mắn phát hiện ở giai đoạn đầu mục đích sẽ là chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì thế Câu hỏi ung thư phổi giai đoạn đầu sống được bao lâu có vẻ như hầu hết người hỏi câu này đã bi quan và chưa hiểu về bản chất bệnh ung thư.

Ở giai đoạn sớm, các tế bào ung thư vẫn ở trong mô phổi và chưa lan ra ngoài hạch bạch huyết và các phần khác của cơ thể. Đây cũng là giai đoạn có tiên lượng sống tốt nhất. Bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn này có khoảng gần 50% cơ hội sống (trong 5 năm). Em chồng bạn mắc ung thư phổi giai đoạn sớm nên hoàn toàn có thể chữa được nếu được điều trị với phác đồ hợp lý, triệu chứng ung thư phổi

Cũng giống như việc chẩn đoán chữa khỏi bệnh, phương pháp điều trị cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy vào mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị phù hợp hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp bổ trợ để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm thường được chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối u
Vì cơ hội điều trị khỏi ung thư phổi chỉ dành cho những người phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm nên  việc phát hiện ra bệnh sớm chính là chìa khóa quyết định việc có điều trị khỏi ung thư phổi hay không, dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu
Các bác sĩ chuyên khoa bệnh viện thu cúc khuyến cáo: Mọi người nên chủ động khám tầm soát ung thư sớm ngay khi cơ thể đang khỏe mạnh không có dấu hiệu bất thường.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

BARRETT THỰC QUẢN – TRIỆU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA UNG THƯ THỰC QUẢN

Barrett thực quản là một trong những triệu chứng đầu tiên của ung thư thực quản. Tuy nhiên barrett thực quản là gì thì không hẳn ai cũng biết. Vậy hãy cùng tìm hiểu  và trang bị kiến thức về vấn đề này .
Barett thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa xảy ra do sự biến đổi bất thường của các tế bào lót trong dạ dày và cũng là biến chứng nghiêm trọng của chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Barrett thực quản nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như hẹp thực quản, loét dạ dày – thực quản, loạn sản Barrett thực quản và nguy hiểm nhất là ung thư thực quản. Barret thực quản vừa được xem là nguyên nhân và triệu chứng hàng đầu dẫn đến bệnh lý ác tính này.


Barett thực quản có biểu hiện như thế nào? Làm sao để biết bệnh sớm đi khám và điều trị bệnh kịp thời ngăn ngừa những biết chứng khó lường của bênh, ung thư thực quản giai đoạn đầu

  • Ợ nóng: là cảm giác đau rát trong lồng ngực. Triệu chứng này gây nên những cơn đau bất thường và âm ỉ tại vị trí này, đặc biệt là khi cúi hoặc nằm. Đây cũng là một trong những biểu hiện sớm của bệnh ung thư thực quản.
  • Khó nuốt: khối u phát triển tại niêm mạc thực quản sẽ gây ra những tổn thương không hồi phục tại thực quản gây cản trở thức ăn từ họng xuống dạ dày dẫn đến chứng khó nuốt. Khối u phát triển càng lớn, chứng khó nuốt càng tăng.
  • Ho mạn tính: dịch acid từ thực quản – dạ dày trào ngược lên họng tác động vào dây thanh âm dẫn đến khàn giọng và lâu ngày sẽ gây ra chứng ho mạn tính

  • Đau tức ngực: ho gây co thắt ở ngực gây nên chứng đau tức ở vùng ngực.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân: đây là những triệu chứng toàn thân dễ gặp đối với hầu hết bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa, 
Khi có những dấu hiệu trên người bệnh nên đến ngay bệnh viện hoặc những cơ sở y tế có đủ điều kiện khám chữa bệnh để khám. 

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Tỉ lệ chữa khỏi bệnh của ung thư thực quản

Bệnh ung thư thực quản ít được nhắc đến hơn ung thư phổi, gan, vú Thế nhưng có một thực tế ung thư thực quản đang tăng tỉ lệ người mắc và người mắc nhiều hơn thuộc các vùng nông thôn.

Ung thư thực quản có cơ hội sống như thế nào?  Vậy cùng xem tiên lượng sống của bệnh này như thế nào:
Nhìn chung tỷ lệ chữa khỏi bệnh của ung thư thực quản tương đối thấp, lý do là hầu hết các trường hợp được phát hiện muộn vì bệnh không gây ra triệu chứng sớm. Chỉ một số ít các trường hợp phát hiện ở giai đoạn đầu, khi khối u còn khá nhỏ, có thể phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn.
Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với các giai đoạn của ung thư thực quản cụ thể như sau:
Giai đoạn tại chỗ (chưa lây lan khỏi vị trí ban đầu): 43%
Giai đoạn khu vực (đã lây lan ra các khu vực khác của thực quản nhưng chưa di căn xa): 23% 
có thể bạn quan tâm: hình ảnh ung thư thực quản
Di căn xa: 5%
Mặc dù tỷ lệ chữa khỏi của bệnh ung thư thực quản không cao, nhưng dù ở bất kỳ giai đoạn nào, bệnh vẫn có khả năng điều trị, nhằm thu nhỏ khối u, kiểm soát triệu chứng, giảm đau và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Vì tiên lượng của ung thư thực quản rất kém, do đó người dân nên đề cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư ngay khi cơ thể đang khỏe mạnh.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Ung thư phổi giai đoạn sớm có chữa được khỏi không

Ở Việt nam không có nhiều người phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn sớm. Có tới 80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn muộn, thường từ giai đoạn 3 đã di căn hoặc giai đoạn cuối. Một số ít phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn sớm do vô tình đi khám bệnh khác phát hiện ra ung thư phổi.
Với những người mắc ung thư phổi may mắn hơn phát hiện được ở giai đoạn sớm có chữa được không? Đó chính là câu hỏi mà bất cứ ai có người thân mắc bệnh, bản thân người bệnh cũng quan tâm cần câu trả lời.

Ở giai đoạn sớm, các tế bào ung thư vẫn ở trong mô phổi và chưa lan ra ngoài hạch bạch huyết và các phần khác của cơ thể. Đây cũng là giai đoạn có tiên lượng sống tốt nhất. Bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn này có khoảng gần 50% cơ hội sống (trong 5 năm). Em chồng bạn mắc ung thư phổi giai đoạn sớm nên hoàn toàn có thể chữa được nếu được điều trị với phác đồ hợp lý, ung thư phổi giai đoạn đầu
Cũng giống như việc chẩn đoán chữa khỏi bệnh, phương pháp điều trị cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy vào mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị phù hợp hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp bổ trợ để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm thường được chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối u.
Bệnh viện Thu Cúc hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị ung thư phổi
Về điều trị ung thư phổi, hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Lim Hong Liang, TS. BS Zee Ying Kiat,…
Theo các Bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Thu cúc : Nhằm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh mọi người nên chủ động khám tầm soát ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung. Ngay khi cơ thể đang khỏe mạnh. Đặc  biệt khi bước vào lứa tuổi từ 40 trở lên, người có nguy cơ mắc bệnh cao nên chủ động khám tầm soát ung thư trước lứa tuổi này.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu

Ung thư phổi thường phát triển âm thầm . Trong những giai đoạn đầu người bệnh vẫn khỏe mạnh mà không hề biết mình đang mang trong người án tử thần. Đến khi có những triệu chứng ung thư phổi thể hiện đi khám bệnh đã ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn cuối.

Khi phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn 3 cơ hội sống của người bệnh đã hẹp, cảnh cửa tử thần đã mở rộng hơn. Dù điều trị lúc này mang mục đích hỗ trợ kéo dài sự sống. Vậy ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu?

 giai đoạn 3, đây là giai đoạn có khả quan nếu là ung thư phổi không tế bào nhỏ, còn nếu là thể ung thư phổi tế bào nhỏ thì nguy hiểm hơn, bệnh tiến triển rất nhanh chóng. Do chúng tôi chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh nên không thể tư vấn phương pháp điều trị chính xác. Nhưng nhìn chung, nếu là ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn 3 thì được điều trị bằng hóa xạ trị kết hợp còn nếu là ung thư phổi tế bào nhỏ thì điều trị bằng hóa trị sẽ có kết quả tốt hơn. Nếu ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn 3 không được điều trị ngay thì thời gian còn lại thường chỉ từ 12 – 15 tuần.
Ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu
TS. BS Lim Hong Liang đang tư vấn cho người bệnh tại Bệnh viện Thu Cúc
Để được tư vấn điều trị với phương pháp tốt nhất hiện nay, bạn có thể đưa cô tới Bệnh viện Thu Cúc mang theo những chẩn đoán trước đó để được đội ngũ bác sỹ Singapore tại đây tư vấn. Đây là đội ngũ bác sỹ chữa trị ung thư giỏi nổi tiếng ở Singapore như Ts.Bs Lim Hong Liang, chuyên khoa ung thư phổi, Trưởng Khoa Ung thư học và Huyết học Bệnh viện Đại học tổng hợp Singapore, cùng nhiều bác sỹ khác.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Chăm sóc người bị ung thư phổi

Người bị ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung cần được chăm sóc chu đáo về tinh thần và dinh dưỡng tốt nhất có thể giúp người bệnh có sức chống chọi lại với bệnh tật.

Vấn đề nhiều người quan tâm nhất đó là Bị ung thư phổi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Người bệnh ung thư phổi nên ăn:

  • Bổ sung thực phẩm có nhiều chất đạm như sữa ít béo, sản phẩm từ sữa gồm phô mai, sữa chua…
  • Các loại hoa quả, trái cây, rau củ tươi, rau màu xanh đậm như rau bi-na, măng tây, ớt xanh, bắp cải Brussels, bông cải xanh, cải xoong và các loại rau khác, rau củ như khoai tây, khoai lang, bí ngô, cà rốt, củ cải, củ sắn, nhiều loại rau quả màu vàng, đỏ và cam đậm.
    nguoi-bi-ung-thu-phoi-nen-an-gi
    Nếu bệnh nhân vừa trải qua đợt điều trị bằng hóa trị thì cần ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Nếu bệnh nhân vừa trải qua đợt điều trị bằng hóa trị: cần chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày. Chế độ ăn uống thanh nhạt, nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hoá,  dạng lỏng ít chất xơ như cơm nấu nhão, cháo, bánh mì mềm, bánh bao, cá, , chuối v..v tránh thực phẩm cay, đông lạnh, thực phẩm cứng; bệnh ung thư phổi có chữa được không
Tuy nhiên có những món ăn người ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng không nên ăn:

  • Nếu người bệnh có đờm trắng ở trạng thái bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy, hoặc sợ lạnh thì cần kiêng ăn các thứ dầu mỡ ngậy béo, quá bổ dưỡng như thịt mỡ, gà béo, vịt béo, tôm, cua, cá hồi, các hải sản tanh. Không uống các thứ lạnh, kiêng lạc, khoai lang vì chúng gây đờm. Kiêng ăn các thức ăn cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ hun nướng.
    nguoi-bi-ung-thu-phoi-nen-an-gi
    Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì bệnh nhân còn phải kiêng các thức thô ráp và không nên ăn đồ rán, nướng.
  • Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thức trên, bệnh nhân còn phải kiêng các thức thô ráp và không nên ăn đồ rán, nướng, quay, hun…


Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Biến chứng của bệnh ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi căn bệnh gây tử vong rất cao, thường tương đương tỉ lệ thuận với các ca phát hiện mới. Bệnh nhân thường đến viện khám và phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn sau, nhiều người đã ở giai đoạn cuối.

Bệnh ung thư phổi trước khi tước đoạt mạng sống của người bệnh thì gây ra rất nhiều biến chứng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu:

Khó thở. Những người bị ung thư phổi có thể gặp tình trạng khó thở nếu bệnh ung thư phát triển đủ lớn để ngăn chặn các đường dẫn khí lớn. Ung thư phổi cũng có thể gây tích tụ chất lỏng xung quanh phổi, những chất dịch này lấp đầy khoang phổi, không còn không gian cho không khí, khiến người bệnh càng thêm khó thở-ung thư phổi giai đoạn cuối.
Ho ra máu. Ung thư phổi có thể gây chảy máu ở đường dẫn khí, khiến người bệnh bị ho ra máu. Đôi khi tình trạng chảy máu có thể trở nên nghiêm trọng và cần tới sự can thiệp của y tế.
Đau đớn. Ung thư phổi ở giai đoạn muộn đã lây lan đến lớp niêm mạc phổi hoặc đến vùng khác của cơ thể, chẳng hạn xương, có thể gây ra đau xương; lây lan tới não gây đau đầu, vv…
giam dau1
Ở giai đoạn cuối, ung thư phổi thường gây đau đớn.
Tình trạng đau ở mỗi người có thể khác nhau, cơn đau có thể nhẹ và thoáng qua, nhưng có thể kéo dài trở thành mạn tính. Trong trường hợp này, thuốc giảm đau, xạ trị và một số phương pháp điều trị khác có thể giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và thoải mái hơn.
Bệnh thần kinh. Bệnh thần kinh là một rối loạn ảnh hưởng đến các dây thần kinh, chủ yếu là ở bàn tay và bàn chân. Khi ung thư hoặc phương pháp điều trị gây thiệt hại các dây thần kinh, nó gây ngứa ran, tê, yếu, và đau ở các khu vực bị ảnh hưởng. Bệnh thần kinh thường có thể được kiểm soát bằng thuốc.
Tràn dịch màng phổi. Ung thư phổi có thể gây tích tụ chất lỏng trong không gian bao quanh phổi ở khoang ngực.
Chất lỏng tích tụ trong ngực có thể gây khó thở. Phương pháp điều trị là chọc hút để lấy chất dịch từ ngực ra ngoài có thể giúp giảm nguy cơ tràn dịch tiếp theo.
Ung thư lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể (di căn). Ung thư phổi thường lan (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và xương. dẫn tới đau đớn.
Để hạn chế những biến chứng khó lường của ung thư phổi và hạn chế khả năng tử vong vì ung thư phổi những người có nguy cơ cao mắc bệnh nên chủ động đi thăm khám tầm soát ung thư định kỳ 1 năm một lần. Nên trú trọng và đầu tư khám sức khỏe định kỳ hàng năm.