Blog về ung thư tổng hợp

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Hạch nổi ở cổ dưới hàm, cảnh báo ung thư vòm họng

Bệnh ung thư vòm họng, là căn bệnh ung thư đầu cổ vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ người mắc bệnh không cao nhưng  tỉ lệ tử vong ở bệnh ung thư này lại  rất cao.

Đi tìm những triệu chứng ung thư sớm là việc mà nhiều người quan tâm. Nhưng bệnh ung thư vòm họng lại không thể hiện triệu chứng khi nó còn ở giai đoạn sớm, đây là nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ tử vong cao.

Hãy chủ động tầm soát ung thư vòm họng ngay khi cơ thể bình thường. Ngoài ra nếu thấy triệu chứng đáng ngờ nào hãy đi khám ngay. Một trong những triệu chứng hay gặp phải ở người bệnh ung thư vòm họng là nổi hạch.

Hạch nổi có thể xuất phát từ nguyên nhân lành tính như cơ thể bị nhiễm siêu vi hay lao hoặc cũng có thể xuất phát từ căn bệnh ác tính ung thư, trong đó có ung thư vòm họng. Đây là căn bệnh ác tính thường gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ và các triệu chứng bệnh đa số là mượn của các cơ quan xung quanh như hạch, thần kinh, tai, mũi…
Hạch cổ dưới hàm xuất hiện do ung thư vòm họng thường có đặc điểm hạch lúc đầu có kích thước nhỏ, rắn sau đó to lên và lan ra các vị trí khác, hạch thường dính chặt vào vùng cổ, ít di động, lúc đầu ấn vào không có cảm giác đau.
Ngoài hiện tượng nổi hạch, bệnh nhân ung thư vòm họng còn có một số triệu chứng như:
  • Đau đầu
  • Ù tai
  • Ngạt mũi
  • Xuất hiện dịch trong tai
  • Dây thần kinh sọ não bị liệt…
Ngoài bệnh ung thư vòm họng, một số bệnh ung thư khác cũng có thể làm xuất hiện hạch ở cổ là ung thư hạch, ung thư tuyến giáp, ung thư khoang miệng…
Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng như thế nào?
bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường này
bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường này
Ngay khi có triệu chứng bất thường nổi hạch cổ dưới hàm, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Chẩn đoán ung thư vòm họng thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:
  • Nội soi tai mũi họng: có thể phát hiện tổ chức sùi mủn nát, loét, thâm nhiễm dễ chảy máu
  • Sinh thiết mô nghi ngờ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
  • CT scan vòm họng, nền sọ đánh giá sự lan tràn khối u…
Ung thư vòm họng phát hiện và điều trị càng sớm, cơ hội sống cho bệnh nhân càng cao. Ở giai đoạn sớm nhất, tiên lượng sống tốt nhất cho bệnh nhân sau 5 năm chẩn đoán bệnh là khoảng 72%.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Đừng bỏ qua những triệu chứng này dù bạn bận đến mấy

Chúng ta có thể dành  thời gian để đi chơi, đi giao lưu làm ăn, lao vào kiếm tiền không biết mệt mỏi. Nhưng có một thứ vô cùng quý ít người bình thường để ý tới đó là sức khỏe.

Tuy nhiên dù bạn có bận rộn cỡ nào thì khi có những triệu chứng dưới đây hãy đi khám ngay bởi rất có thể ung thư phổi đã ập đến đầu bạn đấy.

Dưới đây là tâm sự của một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4

Tham khảo: các gói tầm soát ung thư sớm
Tôi quá bận rộn để nghĩ tới ung thư! Với một công việc toàn thời gian, con mọn, niềm đam mê du lịch… thời gian đâu tôi bận tâm đến bệnh tật? Năm 2014, tôi bị đau đầu, mệt mỏi triền miên. Ít lâu sau, tôi tiếp tục bị đau ngực. Tôi đi khám thì bác sĩ nói có lẽ tôi bị chấn thương do vận động mạnh (tôi có tập thể dục mỗi ngày), bác sĩ cho tôi dùng thuốc giảm đau và nói rằng một thời gian sẽ khỏi.
Triệu chứng của ung thư phổi
Đừng bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào kéo dài như đau ngực, ho dai dẳng, hay mệt mỏi không rõ nguyên nhân…
Tuy nhiên, sau một thời gian không đỡ tôi đã đi khám tại Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, bác sĩ ở đây nói rằng phim chụp X-quang cho thấy toàn bộ phổi của tôi bị che phủ bởi màu trắng sáng, và đó là điều bất thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở người bị viêm phổi, nhưng cũng có xuất hiện ở người bị ung thư phổi. Và sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận: tôi không mắc viêm phổi, mà là ung thư phổi giai đoạn 4
Đến lúc này tôi biết cơ hội dành cho mình rất nhỏ, bởi đã quá muộn để có cơ hội chữa khỏi. Nhưng theo phác đồ và sự thăm khám tận tình của bác sĩ hiện bệnh của tôi đã được kiểm soát tình hình khả quan hơn. Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu tới cùng dù muộn.
Theo Các bác sĩ ung bướu, bệnh ung thư phổi nói chung không thể hiện triệu chứng giai đoạn sớm, khi có triệu chứng cũng là lúc bệnh ở giai đoạn tiến triển. Hãy chủ động khám tầm soát ung thư phổi.
Dù bạn bận rộn tới đâu cũng đừng quên đi khám định kì sức khỏe tổng quát và ung thư toàn thân bởi khi bệnh tiến vào giai đoạn muộn thì tiền không cứu được tính mạng của bạn.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

70% người phát hiện ra ung thư phổi đều tử vong rất nhanh

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Bệnh có tiên lượng điều trị kém. Không những vậy việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn do 70% người bệnh đến viện khám khi đã có triệu chứng của ung thư nên tử vong rất nhanh sau khi được phát hiện ra bệnh.

Bệnh ung thư phổi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm, tới khi có triệu chứng bệnh đã ở giai đoạn muộn không thể điều trị khỏi. Theo các Bác sĩ chuyên khoa ung bướu người bệnh nên chủ động thực hiện gói khám tầm soát ung thư phổi , nhằm mục đích phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị khỏi.

Khói bụi nhà máy là nguyên nhân gây ung thư phổi


Ai dễ mắc ung thư phổi

-  Tất cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc ung thư phổi, tuy nhiên ung thư phổi thường gặp nhiều ở người ngoài 50 tuổi, do vậy những người bước vào độ tuổi ngoài năm 50 nên chủ động khám tầm soát ung thư phổi ngay khi còn khỏe mạnh.

- Với những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nên chủ động khám tầm soát ung thư sớm hơn :

+ Người hút thuốc lá lâu năm, người sống trong môi trường bị hít phải khói thuốc lá thụ động .
+ Người có yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị ung thư phổi
+ Người làm việc, hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi xi măng, khói bụi nhà máy may, dệt.
+ Người sống trong vùng có không khí ô nhiễm bởi khói bụi, nhà máy, khí radon cao hơn mức cho phép.

Tầm soát ung thư phổi giá bao nhiêu

Nhằm giúp phát hiện sớm, tăng cơ hội chữa khỏi ung thư phổi, hiện nay, các bác sĩ tại Bệnh viện Thu Cúc đã xây dựng gói khám tầm soát ung thư phổi với đầy đủ các danh mục khám cần thiết:
  • Khám tổng quát
  • Xét nghiệm: các xét nghiệm cơ bản đánh giá tình tráng ức khỏe, các xét nghiệm chỉ điểm khối u (CEA, CA 19-9, CA 125)
  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm ổ bụng tổng quát, chụp CT Scanner 64 dãy đến 128 dãy lồng ngực
Giá tiền tầm soát ung thư phổi không tiêm thuốc cản quang Tại Bệnh viện Thu cúc: 3.498.000đ; có tiêm thuốc cản quang là: 4.923.000đ.
Lưu ý: giá được áp dụng từ ngày 16/03/2018. Giá có thể thay đổi so với thời gian đăng bài





Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Người bị mắc ung thư phổi nên ăn uống thế nào?

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm có tỉ lệ tử vong rất cao. Khi mắc bệnh ung thư ngoài việc mọi chức năng của cơ thể hoạt động kém, còn thêm tinh thần người bệnh không ổn định. Chăm sóc dinh dưỡng và đời sống tinh thần lúc này vô cùng quan trọng.

Người chăm sóc bệnh nhân cần biết những loại thức ăn nào phù hợp và không phù hợp với người bệnh, chia nhỏ bữa ăn, khuyến khích người bệnh nên ăn bất cứ lúc nào thấy đói.

Những loại thức ăn tốt cho người ung thư phổi
  • Bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng đờm vàng, đặc, kèm theo rêu lưỡi vàng và nhầy nên bổ sung các loại quả như lê, hồng, đường phèn hầm củ cải…
Nước ép trái cây giàu vitamin rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe cho người bệnh
Nước ép trái cây giàu vitamin rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe cho người bệnh
  • Rau xanh, nước ép trái cây, đặc biệt chú ý đến các loại quả như cà chua, dưa hấu, đu đủ…rất tốt cho cơ thể bình thường và cực tốt cho người mắc bệnh ung thư.
  • Các loại thực phẩm như thịt gà, cá, trứng… đảm bảo chất đạm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giúp người bệnh có sức đáp ứng phác đồ điều trị
  • Uống đủ nước giúp bệnh nhân loại bỏ được nhiều độc tố ra ngoài cơ thể
Những thực phẩm người bệnh ung thư phổi không nên ăn

  • Bệnh nhân bị đờm trắng, dạng bọt nên kiêng ăn các loại thực phẩm cứng như lạc, các loại hải sản
  • Không nên ăn đồ ăn cay nóng.
  • Tuyệt đối không được uống rượu , bia.
Một vài ý kiến tham khảo giúp chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.

Ngoài ra việc luôn ở bên cạnh, động viên tinh thần người bệnh, giúp người bệnh có thêm niềm tin và nghị lực sống.


Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Có tới 80%  Bệnh nhân ung thư phổi khi được phát hiện đã ở giai đoạn nặng. Bệnh không còn cơ hội điều trị khỏi. Không những vậy bệnh nhân còn phải chịu những cơn đau khủng khiếp. Làm thế nào để giảm đau cho người bệnh? Nhiều người thân không biết làm sao, chỉ biết nhìn người bệnh đau đớn tột cùng.

Để giảm đau cho người bệnh ung thư phổi thực sự là một quá trình khó khăn và phức tạp. Bác sĩ sẽ phải xác định được nguyên nhân gây đau, cũng như phụ thuộc nhiều vào từng giai đoạn để có những biện pháp giảm đau đớn.


  • Thuốc: bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin). Trong trường hợp cơn đau dữ dội hơn, opioid như codeine hoặc morphine có thể được chỉ định. Đối với một số loại đau, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống co giật có thể hữu ích. Các loại thuốc nhắm vào các dây thần kinh cũng có thể được đưa vào cơ thể qua đường tiêm để kiểm soát cơn đau. Những chỉ định thuốc này tuyệt đối nên thông qua bác sĩ điều trị, không được tự ý dùng .
  • Xạ trị: bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể được xạ trị để thu nhỏ khối u và giảm nhẹ triệu chứng. Đây cũng là một trong những phương pháp giảm đau cho người ung thư phổi giai đoạn cuối phổ biến.

Để chăm sóc và giảm đau hiệu quả nhất:

Người nhà nên chọn bệnh viện thuận tiện để bệnh nhân được nằm điều trị  giảm đau đớn để bác sĩ có thể giúp xử lý các tình huống và giảm nhẹ các cơn đau, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Đặc biệt nhất sẽ giảm bớt sự đau đớn nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Thu Cúc là đơn vị dẫn đầu về tầm soát ung thư tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Khoa Ung bướu còn có thế mạnh trong điều trị ung thư ở tất cả các giai đoạn. Ngoài các bác sĩ Việt Nam giỏi, Bệnh viện Thu Cúc còn hợp tác với đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư nổi tiếng Singapore, nhằm điều trị trực tiếp cho người bệnh ung thư tại Việt Nam. Các điều dưỡng cũng là những người có chuyên môn và được đào tạo bài bản tại Singapore. Trong đó, chịu trách nhiệm điều trị ung thư vùng đầu – mặt – cổ và ung thư phổi có TS.BS Lim Hong Liang. Dưới phác đồ của bác sĩ Lim đã có nhiều bệnh nhân được điều trị thành công hoặc kiểm soát bệnh trong thời gian dài.

Hãy liên hệ với khoa ung bướu để được hỗ trợ tư vấn  giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc người bệnh.

Để tăng cơ hội sống người dân nên chủ động khám tầm soát ung thư phổi sớm ngay khi chưa có triệu chứng nào bất thường.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn sớm- ai cũng nên biết.

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm liên quan tới mạng sống của con người. Hiện tại, ung thư phổi đang cướp đi mạng sống của nhiều người. Con người đang cố tìm cách để hạn chế tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này. 


Nhiều người chưa có ý thức khám sức khỏe định kỳ, chưa chủ động khám tầm soát ung thư mà chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu cách phát hiện sớm ung thư phổi, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn sớm. Chính vì quan niệm sai lầm này mà nhiều người đã đánh mất đi cuộc sống của mình. Bởi vì, ung thư phổi giai đoạn sớm hầu như không thể hiện triệu chứng hoặc nếu có rất mờ nhạt người bệnh không đủ tỉnh táo để nhận ra.


Có một số dấu hiệu ung thư phổi có thể có như sau:

  • Ho: đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu có biểu hiện ho khan, ho có chất nhầy kèm theo dài ngày (khoảng 4 tuần) và không khỏi. Đôi khi thi thoảng mới ho điều này khiến người bệnh không để ý tới.
  • Đau tức ngực, khó thở: biểu hiện này thường xuất phát từ những cơn ho khan kéo dài tác động lên lồng ngực. Phổi là cơ quan nằm ở phái trong lồng ngực nên mọi thay đổi dù nặng, nhẹ đều có tác động đến bộ phận này. Ngực bị đau tức cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như các bệnh lý về tim mạch, trào ngược dạ dày thực quản,…
  • Viêm phổi tái phát: các tế bào dù chỉ mới xuất hiện nhưng cũng có những tác động xấu nhất định lên cơ quan phổi. 
  • Mệt mỏi, sút cân: đây là những triệu chứng toàn thân dễ bị bỏ qua. Triệu chứng này cũng có thể xuất hiện khi làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài… Mệt mỏi dài ngày khiến người bệnh chán ăn và dễ dẫn đến sút cân.
  • Tâm lý thay đổi: rất khó để giải thích triệu chứng này của bệnh nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra bệnh nhân ung thư thường nhạy cảm, dễ cáu giận hay chán nản…
Theo các bác sĩ Chuyên khoa ung bướu: Ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung sẽ không phải là bản án tử hình nếu được phát hiện sớm cũng như ngăn ngừa ung thư trong giai đoạn tiền ung thư.
Muốn phát hiện sớm ung thư phổi, hạn chế nguy cơ tử vong vì ung thư phổi hãy chủ động tầm soát ung thư phổi khi cơ thể đang khỏe mạnh.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Tỉ lệ chữa khỏi ung thư thực quản

Bệnh ung thư thực quản trong những năm gần đây tỉ lệ người mắc và tử vong tăng cao. Ung thư thực quản cũng thuộc nhóm ung thư khó chữa. Tỉ lệ chữa khỏi của ung thư thực quản thế nào? là câu hỏi mà người nhà bệnh nhân và bản thân người bệnh quan tâm nhất.

Ung thư thực quản có tỉ lệ chữa khỏi thế nào phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và loại ung thư thực quản.  Càng phát hiện bệnh sớm thì cơ hội sống càng cao.

Tham khảo: độ tuổi dễ mắc ung thư thực quản

Cụ thể từng giai đoạn cơ hội sống như sau:

Ở giai đoạn 0, khi khối u mới chỉ hình thành tại lớp lót thực quản, không lan đến bất kì hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư thực quản (trong 5 năm) là khoảng 70%.
Ở giai đoạn 1, khi khối u chỉ phát triển ở phái trên lớp niêm mạc thực quản, chưa có bất kì sự di căn nào, bệnh nhân ung thư thực quản có khoảng 60% cơ hội sống.
Giai đoạn 2, khi khối u đã phát triển sâu hơn lớp niêm mạc thực quản và có thể lan đến một số hạch bạch huyết, tỷ lệ điều trị thành công giảm chỉ chỉ còn khoảng 30%.
phẫu thuật ung thư thực quản
Ở giai đoạn III, ung thư đã lan rộng đến lớp sâu nhất thực quản và đến các mô lân cận, hạch bạch huyết, bệnh nhân ung thư thực quản có khoảng 15% cơ hội điều trị thành công.
Đến giai đoạn tế bào ung thư thực quản di căn đến các bộ phận ở xa như gan, phổi, xương, não… tỷ lệ sống trong 5 năm của bệnh nhân giảm chỉ còn khoảng 10%.
Bệnh ung thư thực quản trong những năm gần đây tăng cao về số người mắc bệnh và số ca tử vong khiến nhiều người hoang mang. Đối tượng mắc bệnh phần lớn gặp ở Nam giới có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu nhiều.
Để chủ động trong việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì ung thư thực quản hãy đề cao tinh thần "phòng bệnh hơn chữa bệnh"  ngoài ra hãy chủ động tầm soát ung thư thực quản ngay khi cơ thể chưa có triệu chứng bất thường.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Ung thư phổi nên ăn gì


Nhung Nguyễn's Avatar

Join Date: 2018
Posts: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Default
What should lung cancer eat?
Share on: 
fb share twitter share gplus share more share

Ung thư phổi là căn bệnh hiểm nghèo có tỉ lệ tử vong rất cao. Khi chăm sóc người ung thư phổi, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, tinh thần của người bệnh cần phải chú ý hơn chế độ dinh dưỡng, biết lựa chọn những thức ăn phù hợp để người bệnh dễ hấp thụ cũng như cũng cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh có sức khỏe chống chọi lại với bệnh tập, đáp ứng phác đồ điều trị.
Tham khảo :

Ngũ cốc nguyên hạt
Vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đã làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này nên ăn các loại ngũ cốc như: gạo, lúa mạch, kê, ngô, yến mạch… Chúng sẽ cung cấp vitamin B và Carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh Serotonin – hoóc môn giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực.


Vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đã làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi

Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, đậu tây, đậu Hà Lan, hạt đậu gà, hạt đâu lăng…Các loại hạt như quả hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, quả hồ đào, quả pecan…; hạt hướng dương, hạt vừng

Thịt, trứng, sữa là ba loại thực phẩm rất quan trọng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh, bởi nó cũng cấp đủ Vitamin, protein, và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.
Nên bổ sung thêm vào bữa ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi...

Bình thường với người khỏe mạnh: thói quen ăn ba bữa nhưng với người ốm, đặc biệt người ung thư thường chán ăn, không muốn ăn nên chia nhỏ bữa ăn. Động viên người bệnh ăn bất cứ lúc nào cảm thấy muốn ăn.

Nguồn: ung thư phổi

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

Bị ung thư phổi nên ăn gì

Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm , sếp vào 1 trong 4 loại tử vong cao chính vì thế khi biết bản thân bị ung thư phổi người bệnh thường có tâm lý bi quan , tiêu cực.

Khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi ngoài việc chăm sóc tinh thần người bệnh,chế độ dinh dưỡng cũng cần được đặc biệt trú ý. Người ung thư phổi nên ăn gì và không nên ăn gì thân nhân nên biết để có những bữa ăn phù hợp, đủ chất dinh dưỡng.

Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì?

Ngũ cốc nguyên hạt

Vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đã làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này nên ăn các loại ngũ cốc như: gạo, lúa mạch, kê, ngô, yến mạch…



Sản phẩm từ sữa
Những sản phẩm từ sữa sẽ luôn rất tốt cho sức khỏe. Các sản phẩm người bệnh nên ăn bao gồm: sữa, phô mai… Bệnh nhân nên sử dụng sữa nguyên chất thay cho sữa không có chất béo mà mọi người thường sử dụng.
Thịt và trứng
Thịt và trứng tự nhiên không chứa các chất bảo quản và thường ít hóa chất hơn các loại thịt đã qua chế biến. Thịt và trứng hữu cơ cung cấp nguồn protein chất lượng và các thành phần khác. Đây là những thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người bệnh, nên bổ sung thường xuyên.
Trái cây, rau xanh
Khi bị ung thư phổi, hãy ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để giảm các triệu chứng bệnh. Trong khi hầu hết các loại trái cây và rau quả cung cấp một lượng chất chống oxy hóa nhất định thì các loại rau củ màu sắc rực rỡ như cà chua, bí đỏ và ớt chuông đặc biệt rất giàu chất chống oxy hóa.
Trái cây và rau quả cũng là nguồn Carbohydrates tốt và dồi dào để sản sinh năng lượng chính cho cơ thể. Nó hoàn toàn tốt hơn các thực phẩm tinh chế như kẹo và bánh ngọt.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Những cách phòng bệnh ung thư phổi ai cũng phải biết

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh khiến toàn dân khiếp sợ bởi vì tỉ lệ người tử vong vì ung thư phổi liên tục tăng cao.

Nhiều người không thể ngờ cơ thể đang khỏe mạnh không có biểu hiện nào bất thường nhưng khi có triệu chứng ung thư phổi liên tục và dữ dội. Khi có triệu chứng dữ dội và nặng nề cũng là lúc bệnh đã tiến về giai đoạn cuối.

Thay vì thụ động với ung thư phổi, nên  tích cực hơn trong việc phòng tránh ung thư phổi và chủ động khám phát hiện sớm ung thư phổi.

5 biện pháp phòng bệnh dưới đây mọi người nên tham khảo:

Không hút thuốc lá, Có ý thực bảo vệ cho mình và người thân không bị hít khói thuốc thụ động.Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi. Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc là cách phòng bệnh được khuyến cáo đầu tiên.
Khói thuốc có chứa tới khoảng 7000 chất độc hóa học và gần 70 chất có khả năng gây ung thư. Thuốc lá vào trực tiếp cơ thể không qua bất kì cơ chế lọc nào vào phổi gây tổn thương gen và hình thành tế bào ung thư.
Kiểm tra mức độ khí radon trong nhà thường xuyên
Mở cửa sổ giúp lưu thông gió, giảm nồng độ khí radon trong nhà
Radon là khí phóng xạ tự nhiên sản sinh ra từ quá trình phân hủy uranium trong đất đá. Tại Hoa kỳ, đây là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu ở những người không hút thuốc lá.
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết
Những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, tiếp xúc nhiều với khói bụi như trong các nhà máy dệt, mỏ, tiếp xúc với amiang – hợp chất sản xuất fibro… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.  Vì vậy, chú ý đến trang bị bào hộ lao động cần thiết để giảm tiếp xúc với hóa chất, khói bụi là yêu cầu bắt buộc để giảm nguy cơ mắc bệnh, ung thư phổi có di truyền không
Sử dụng nguồn nước sạch
Nguồn nước nhiễm độc tố asen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Vì vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần sử dụng nguồn nước sinh hoạt đảm bảo.
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư phổi định kì
Mặc dù nhiều người không hề hút thuốc cũng trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết nhưng vẫn bị ung thư phổi, lứa tuổi nào cũng có thể mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, độ tuổi mắc ung thư phổi phổ biến thường ở tuổi ngoài 50. Việc chủ động thăm khám tầm soát ung thư phổi là việc được khuyến khích và tuyên truyền cho toàn dân. Bệnh ung thư phổi không thể hiện triệu chứng ở những giai đoạn sớm đó là nguyên nhân chính đẩy tỉ lệ tử vong lên cao.  Phát hiện bệnh sớm ngay khi chưa có triệu chứng bệnh tăng cơ hội điều trị khỏi, Cơ hội sống của ung thư phổi giai đoạn đầu khá cao lên tới 58% có thể sống sau 5 năm và khỏi bệnh.



Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Ung thư phổi khi nào di căn

Bệnh ung thư phổi là căn bệnh ung thư vô cùng cùng nguy hiểm tới tính mạng con người. Bệnh ung thư phổi khi phát hiện thường  bệnh đã di căn khó có cơ hội chữa khỏi. Khi ung thư phổi đã di căn người bệnh sẽ tử vong rất nhanh sau khi phát hiện.

Bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng điển hình đó là lý do chính dẫn tới tỉ lệ tử vong ung thư phổi rất cao. Vậy khi nào ung thư phổi di căn?

Ung thư phổi thường di căn vào giai đoạn IV. Các bộ phận mà ung thư phổi thường di căn hạch, não, gan, xương.... Khi bệnh di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể triệu chứng ung thư phổi sẽ dữ dội gây rất nhiều khó khăn cho người bệnh. Lúc này việc điều trị chỉ mang tính chất giảm nhẹ và kéo dài sự sống cho người bệnh. Với nhiều người bệnh lúc này không đáp ứng được điều trị gây tử vong rất nhanh.

Triệu chứng ung thư phổi  di căn:

Bệnh ung phổi di căn để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh:

  • Ho dai dẳng, ho khan, ho ra máu
  • Đau tức ngực
  • Khạc ra đờm có máu
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường có hạch lớn, gắn chặt, không di động ở vùng cổ
  • Hạch bạch huyết sưng to tại nhiều vị trí, thường tập trung nhiều ở vùng cổ
  • Đau đầu, tê bì mặt, mờ mắt, ù tai… khi khối u di căn não
  • Khi khối u di căn gan, bệnh nhân có biểu hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, đau, sưng bụng…
  • Khi khối u di căn xương, bệnh nhân có biểu hiện đau, sưng các khớp, đau xương cột sống, xương sườn, xương dễ gãy…
  • Khối u di căn thận bệnh nhân thường có một số biểu hiện như đau tức vùng hông, lưng, đi tiểu ra máu, sốt cao…
  • Một số biểu hiện toàn thân: cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, da xanh xao, chán ăn, rối loạn chức năng tiêu hóa, tâm lý hoảng loạn…
Khi ung thư phổi di căn việc điều trị giảm đau đơn kéo dài thời gian sống cho người bệnh là điều nên làm. Giúp người bệnh trải qua quãng đời cuối cùng nhẹ nhàng hơn.

Theo https://ungbuouthucuc.vn


Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Các phương pháp chính điều trị ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi có  tỉ lệ mắc rất cao ở nước ta. Nhiều người quan tâm tới phương pháp điều trị ung thư phổi như thế nào? Và rồi lại tự quy kết rằng điều trị thế nào rồi cũng tử vong điều này có đúng không?

Phác đồ điều trị ung thư phổi phụ thuộc rất nhiều vào loại ung thư phổi và giai đoạn bệnh.



Một số phương pháp điều trị ung thư phổi chính là:

     Phẫu thuật ung thư phổi:  Đây là phương pháp chính được đánh giá rất cao đối với ung thư phổi tế bào không nhỏ trong giai đoạn sớm. Tùy theo mức độ và thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật một phần hoặc loại bỏ thùy phổi. Đồng thời kết hợp cùng hóa xạ trị để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh hướng tới điều trị khỏi bệnh.
  • Xạ trị: là phương pháp điều trị không xâm lấn tập trung vào vùng được xác định có khối u cư trú. Tùy theo từng trường hợp mà xạ trị được chỉ định, có thể trước hoặc sau khi phẫu thuật. Có nhiều trường hợp đặc biệt ung thư di căn xạ trị được chỉ định là phương pháp điều trị chính..
  • Hóa trị ung thư phổi: sử dụng thuốc gây độc tế bào ung thư, chủ yếu truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống để loại bỏ tế bào ung thư trên diện rộng. Đây là phương pháp thường được áp dụng trong trường hợp tế bào ung thư phổi đã di căn.
  • Điều trị nhắm đích: sử dụng thuốc nhắm trực tiếp vào tế bào ung thư mà ít ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
  • Chiếu xạ sọ não dự phòng: thường được áp dụng trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ do đây là loại ung thư có tốc độ phát triển và di căn rất nhanh. Chiếu xạ sọ dự phòng nhằm mục đích hạn chế nguy cơ khối u hình thành và phát triển ở não bộ.
Điều trị ung thư phổi tại Thu Cúc như thế nào?

Khi được chẩn đoán ung thư phổi, người bệnh muốn được tư vấn điều trị tại bệnh viện Thu Cúc cần mang hồ sơ trực tiếp tới viện Các giáo sư bác sĩ Việt Nam sẽ xem tư vấn , tiếp đó Giáo sư singapore sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị .

Để xem đầy đủ thông tin. Mời các bạn tham khảo tại https://ungbuouthucuc.vn