Bệnh ung thư phổi căn bệnh gây tử vong rất cao, thường tương đương tỉ lệ thuận với các ca phát hiện mới. Bệnh nhân thường đến viện khám và phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn sau, nhiều người đã ở giai đoạn cuối.
Bệnh ung thư phổi trước khi tước đoạt mạng sống của người bệnh thì gây ra rất nhiều biến chứng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu:
Khó thở. Những người bị ung thư phổi có thể gặp tình trạng khó thở nếu bệnh ung thư phát triển đủ lớn để ngăn chặn các đường dẫn khí lớn. Ung thư phổi cũng có thể gây tích tụ chất lỏng xung quanh phổi, những chất dịch này lấp đầy khoang phổi, không còn không gian cho không khí, khiến người bệnh càng thêm khó thở-ung thư phổi giai đoạn cuối.
Ho ra máu. Ung thư phổi có thể gây chảy máu ở đường dẫn khí, khiến người bệnh bị ho ra máu. Đôi khi tình trạng chảy máu có thể trở nên nghiêm trọng và cần tới sự can thiệp của y tế.
Đau đớn. Ung thư phổi ở giai đoạn muộn đã lây lan đến lớp niêm mạc phổi hoặc đến vùng khác của cơ thể, chẳng hạn xương, có thể gây ra đau xương; lây lan tới não gây đau đầu, vv…
Tình trạng đau ở mỗi người có thể khác nhau, cơn đau có thể nhẹ và thoáng qua, nhưng có thể kéo dài trở thành mạn tính. Trong trường hợp này, thuốc giảm đau, xạ trị và một số phương pháp điều trị khác có thể giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và thoải mái hơn.
Bệnh thần kinh. Bệnh thần kinh là một rối loạn ảnh hưởng đến các dây thần kinh, chủ yếu là ở bàn tay và bàn chân. Khi ung thư hoặc phương pháp điều trị gây thiệt hại các dây thần kinh, nó gây ngứa ran, tê, yếu, và đau ở các khu vực bị ảnh hưởng. Bệnh thần kinh thường có thể được kiểm soát bằng thuốc.
Tràn dịch màng phổi. Ung thư phổi có thể gây tích tụ chất lỏng trong không gian bao quanh phổi ở khoang ngực.
Chất lỏng tích tụ trong ngực có thể gây khó thở. Phương pháp điều trị là chọc hút để lấy chất dịch từ ngực ra ngoài có thể giúp giảm nguy cơ tràn dịch tiếp theo.
Ung thư lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể (di căn). Ung thư phổi thường lan (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và xương. dẫn tới đau đớn.
Để hạn chế những biến chứng khó lường của ung thư phổi và hạn chế khả năng tử vong vì ung thư phổi những người có nguy cơ cao mắc bệnh nên chủ động đi thăm khám tầm soát ung thư định kỳ 1 năm một lần. Nên trú trọng và đầu tư khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét