Blog về ung thư tổng hợp

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Tầm soát ung thư phổi và những vấn đề cần giải đáp

Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam qua đời vì căn bệnh ung thư phổi. Chính vì những cái chết của họ là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ tác động người dân chủ động khám tầm soát ung thư hơn. Mặc dù xung quah họ trước đó  từng gặp nhiều người qua đời vì ung thư rồi.

Hãy chủ động đi khám ung thư phổi nếu bạn thuộc hai nhóm người dưới đây:

Những ai cần thực hiện tầm soát ung thư phổi?
Nhóm 1: Những người có nguy cơ cao mắc bệnh là những người hút thuốc lá với số lượng tương đương mỗi gói 1 ngày trong 30 năm. Ngoài ra, những người hút thuốc lá đã bỏ trong vòng 15 năm cũng cần thực hiện tầm soát ung thư phổi.
Nhóm 2: Nguy cơ cao mắc bệnh ở những người hút thuốc trong độ tuổi từ 50 – 80. Những người này hút mỗi gói thuốc 1 ngày, ít nhất trong 20 năm, có yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi khác như tiền sử ung thư phổi cá nhân, tiền sử gia đình mắc ung thư phổi, có bệnh phổi mạn tính, hoặc tiếp xúc với các chất gây ung thư khác ngoài khói thuốc.
Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh phổi bạn không thể thực hiện tầm soát ung thư phổi, bởi kết quả có thể bị nhầm lẫn với viêm phỏi hay các bệnh phổi khác. Do đó, bạn cần nói chuyện với bác sĩ.

Vai trò của tầm soát ung thư phổi?
Ung thư phổi không phải là một bản án tử hình! Nhiều người bị ung thư phổi giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi ít khi gây triệu chứng ở giai đoạn sớm, do vậy chỉ có tầm soát ung thư phổi mới giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất, và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét